Đây cũng là nơi thường diễn ra những cuộc họp kín của công ty đòi hỏi âm thanh không được lọt ra ngoài hoặc không gây tiếng ồn, tiếng vang quá lớn trong phòng. Bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra những điều lưu ý khi cách âm phòng họp.
Xử lý cách âm phòng họp
Đối với phần vách
Khi thiết kế nội thất hội trường phòng họp, yếu tố cách âm rất quan trọng, phần vách bạn nên sử dụng các vật liệu cách âm như cao su non, bông thủy tinh, bông khoáng, túi khí, tấm xốp cách âm… để ốp giữa 2 bức thạch cao có khung xương đỡ hoặc 1 mặt thạch cao và 1 mặt tường.
Nếu không muốn sử dụng thạch cao bạn cũng có thể thay thế bằng các tấm gỗ tiêu âm, tán âm. Những tấm gỗ này còn có công dụng trang trí cho căn phòng, khiến cho phòng họp trở nên sang trọng và lịch sự hơn, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí.
Đối với trần
Để giảm tiếng ồn từ những tầng trên xuống phòng họp, bạn có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Khi lắp đặt nên để một khoảng trống giữa trần thạch cao với trần bê tông có sẵn của căn phòng, đặc biệt lưu ý là phải kín và không có khe hở trên trần.
Ví trí cần cách âm trong không gian phòng âm
Đa số các phòng họp hiện nay đều sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng âm trần vì vậy khi lắp đặt cần chú ý đến các khe hở và cũng nên chọn những loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu. Cần chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm được hiệu quả.
Đối với cửa ra vào và cửa sổ
Cửa ra vào và cửa sổ là hai nơi cần được đặc biệt quan tâm khi thực hiện cách âm đối với phòng họp. Hai vị trí này sẽ có các khoảng hở lớn nên cần phải xác định chính xác và xử lý các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được.
Đối với các khe cửa và cạnh cửa cần gắn các dải cao su, xốp hoặc có thể bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Để lựa chọn được các thiết bị nội thất đúng chuẩn bạn tham khảo Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế một phòng hop bạn cần biết
Các thiết bị âm thanh
Ngoài việc xử lý cách âm với phần vách, trần nhà, cử sổ và cửa ra vào thì khi thực hiện cách âm đối với phòng họp cũng cần phải lưu ý đến việc lựa chọn các thiết bị âm thanh.
Nhiều phòng họp hiện đại ngày nay thường sử dụng them các thiết bị hỗ trợ âm thanh như loa, tai nghe, micro, điện thoại, camera, hệ thống phiên dịch, hệ thống phân phối ngôn ngữ hồng ngoại,.. và một số các thiết bị điện tử khác được dùng trong các buổi hội thảo với mục đích trao đổi thông tin giữa những thành viên tham dự cuộc họp.
Xử lý âm thanh trong không gian phòng họp
Sử dụng hệ thống âm thanh trong phòng họp với mục đích đáp ứng các cuộc họp như: các buổi họp với số lượng người tham gia lớn với không gian phòng rộng lớn, thay đổi thường xuyên công năng phòng họp, thường xuyên di chuyển, thay đổi bố trí vị trí bàn hội họp. Xem thêm: Cách âm cho hội trường, phòng họp như thế nào?
Một số tiêu chuẩn khi lựa chọn các thiết bị âm thanh:
– Sử dụng các loại micro cổ ngỗng, micro không dây để khi phát biểu hoặc lấy ý kiến của người tham gia cuộc họp một cách thuận tiện.
– Micro chủ tọa cuộc họp có chức năng giành quyền ưu tiên, nghĩa là micro này lúc nào cũng được bật, khi nói vào thì các micro khác sẽ tự động bị tắt. Xem thêm: Thiết kế hệ thống cách âm, tiêu âm cho hội trường cần lưu ý những gì?
– Chất lượng micro hút âm tốt, tần số đáp ứng tốt.
– Hệ thống loa và ampli, và xử lý tín hiệu chất lượng cao
– Hệ thống âm thanh có thể kết nối thêm các nguồn âm thanh khác nhau vào hệ thống.
Block "bai-viet-moi" not found