Nếu đã là một hội trường có từ trên 100 chỗ ngồi, việc thi công nội thất hội trường như thế nào không còn là vấn đề nhỏ. Việc này sẽ cần đến một đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, có kinh nghiệm tham gia.
Từ khâu thiết kế hội trường đến khi tiến hành thi công cần đảm bảo trùng khớp các bản vẽ với thực tế, và đạt độ an toàn cao nhất trong xây dựng. Từ đó mang lại chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Một công trình đạt chuẩn sẽ mang lại rất nhiều giá trị về cả vật chất và tinh thần.
1. Diện tích khi di tản người
Ở những hội trường lớn, đề phòng khi có sự cố xảy ra, tất cả đều được thiết kế các cửa thoát hiểm, cho phép di tản đồng loạt. Trước mặt các diện tích tản người này không được bố trí tường rào hay bất cứ vật cản nào khiến cho lưu thông tắc nghẽn và phải hướng ra một không gian mở khác.
2. Mặt trước của hội trường
Mặt trước của hội trường phải có khoảng lùi cách xa khỏi mép đường giao thông công cộng:
– 150 cm/100 khán giả.
– Phải ≥ 15 m đối với các nhà hát – phòng khán giả ngoại cỡ.
Bài trí bàn ghế hội trường khoa học giúp tận dụng tối đa chức năng của nó
3. Bố trí các kho lớn
– Công trình này nếu như không phục vụ thường xuyên cho hội trường thì nên đặt tách riêng ra. Không nên đặt chung với hội trường. Bên trong công trình không được bố trí nhà ở, garage, kho xăng dầu, chất nổ… vì dễ gây nguy hiểm khi có nhiều khán giả, những người tham gia các hoạt động diễn ra bên trong hội trường.
– Không được bố trí nhà ở hoặc các cơ sở dân dụng khác, không bố trí ga – ra, kho xăng dầu, chất nổ và các kho tàng không phục vụ nhà hát.
4. Bố trí sân khấu
– Hai sân khấu phụ ở: bên phải và trái sân khấu có diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính. Chiều cao sân khấu phụ bằng chiều cao miệng sân khấu chính cộng thêm 2,4m.
– Trên suốt chiều cao đó không được có kết cấu cố định hoặc đường dây ngăn cản chuyển dịch ngang của các bài trí, phông cảnh từ sân khấu chính sang các sân khấu phụ.
– Khu vực khán giả: Khu vực khán giả bao gồm phòng khán giả (nơi khán giả ngồi xem) và các không gian phục vụ khán giả: Lối vào, nơi mua vé, sảnh vào, nơi gửi mũ áo, hành lang, sảnh nghỉ, các không gian xã hội (phòng khiêu vũ, phòng tiệc, phòng khách, phòng truyền thống), các phòng phụ trợ (y tế – cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên…) và các lối giao thông, hành lang, cầu thang, căng tin, cà phê giải khát. Nếu bạn còn phân vân trong việc bố trí sân khấu bạn tham khảo tiêu chuẩn thiết kế sân khấu hội trường để có thêm những kiến thức cơ bản.
Cách bố trí sân khấu hội trường
5. Tiêu chuẩn diện tích, khối tích
– Đối với nhà hát kịch nói, tiêu chuẩn này là 4 – 6m3/khán giả, đối với nhà hát kịch, ballet, hòa nhạc, tiêu chuẩn này là 6 – 8m3/khán giả.
– Kích thước ghế ngồi cho khán giả:
+ Chiều rộng (khoảng cách thông thuỷ giữa hai tay ghế): 45 – 55 cm.
+ Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 – 55 cm.
+ Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 – 45 cm. Xem chi tiết tại bài viết: Tiêu chuẩn thiết kế hội trường từ 100 chỗ ngồi trở lên
– Ghế ngồi phải được gắn chặt vào mặt sàn, trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xê dịch được (Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hoá, câu lạc bộ). Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng.
Hi vọng rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp đỡ được cho các bạn trong quá trình bố trí hội trường.
Block "bai-viet-moi" not found