Nhà hát nào đã trở thành “biểu tượng” của các quốc gia?

Có thể nói, nhà hát luôn được xem như một thiên đường nghệ thuật thu nhỏ. Đó không chỉ đơn thuần là địa điểm con người thưởng thức hòa nhạc mà còn là nơi để kiến trúc sư thỏa sức sáng tạo. Tùy vào thuần phong mỹ tục mà mỗi nhà hát lại mang nét đẹp khác nhau. Dưới đây là 8 nhà hát đẹp nhất thế giới theo tổng hợp của trang BBC UK.

1. Nhà biểu diễn nhạc Walt Disney (WDCH), Los Angles, Mỹ

Công trình này là nơi thường xuyên diễn ra những buổi biểu diễn hòa nhạc đẳng cấp quốc tế. Ban đầu, mặt tiền công trình sử dụng chất liệu kim loại phản sáng nhằm gây ấn tượng thị giác, nhưng về sau, do mức độ phản chiếu quá mạnh nên người ta đã phải xử lý lại để giảm mức độ phản sáng.

Góc chia sẻ:

WDCH là địa điểm diễn ra nhiều buổi biểu diễn nhạc jazz, nhạc cổ điển và hiện đại cùng các sự kiện văn hóa khác tại Mỹ. Ngoài ra, nó còn được đánh giá là nơi có hệ thống âm thanh thuộc hàng nhất nhì thế giới.


Không gian bên trong Walt Disney Concert Hall.

2. Nhà hát Teatro di San Carlo, Naples Ý


Phía bên ngoài nhà hát Teatro di San Carlo.

Được xây dựng theo phong cách Phục Hưng vào thế kỉ 16, Teatro di San Carlo là nhà hát lâu đời nhất nước Ý. Sở hữu nét kiến trúc ấn tượng, nó còn là hình mẫu lý tưởng cho nhiều công trình sau này.

3. Nhà hát Minack, Cornwall, Anh

Nhà hát Minack bên bờ biển Cornwall của Anh từ lâu vốn nổi tiếng là một trong những rạp hát ngoài trời bằng đá, đẹp và thơ mộng nhất thế giới. Với tầm nhìn hướng ra biển và những cơn sóng gầm rú có thể làm khán giả mất tập trung, nhưng bên cạnh đó cũng là “gia vị” thêm vào khiến cho vở kịch thêm hấp dẫn.


Có vị trí ngay sát biển Đại Tây Dương, nhà hát ngoài trời Minack luôn là điểm đến lý tưởng tổ chức nhạc kịch. Vở đầu tiên được công chiếu tại đây là The Tempest của William Shakespeare vào năm 1932.


Nhà hát giáp ngay với biển đem lại cảnh tượng đẹp tuyệt vời.

4. Nhà hát Royal Exchange, Manchester, Anh

Thuộc Nhóm công trình được liệt kê hạng mục II tại Anh, bên trong nhà hát Royal Exchange trông hệt như con tàu vũ trụ thứ thiệt. Nó cũng là không gian diễn ra trên dưới 750 màn trình diễn.


Cảnh nhìn từ bên ngoài nhà hát Hoàng gia Anh.

5. Nhà hát Seebühne, Bregenz, Áo


Giống với nhà hát Minack, Seebühne cũng là nhà hát ngoài trời nức tiếng nhất thủ phủ Bregenz. Sân khấu nổi này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1999 để công chiếu vở opera “A Masked Ball”, sáng tác bởi Verdi. 

6. Nhà hát lớn quốc gia, Bắc Kinh, Trung Quốc

Công trình này còn được gọi là “quả trứng khổng lồ của Bắc Kinh”. Phòng biểu diễn opera có sức chứa 2.398 người, phòng trình diễn hòa nhạc có sức chứa 2.019 người, hai nhà hát – mỗi nhà có sức chứa 1.035 người.


Là tác phẩm của kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu,nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc còn được gọi bằng cái tên “Quả Trứng”. Công trình này chính thức khánh thành vào năm 2007 với 3 thính phòng rộng lớn.


Gian thính phòng bên trong “quả trứng khổng lồ”.

7. Nhà hát Teatro de Cristóbal Colón, Bogotá, Colombia


Lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Ganier của Pháp, kiến trúc sư Pietro Catini đã thiết kế nên Teatro de Cristóbal Colón vào năm 1985. Nó còn là một trong số các tòa nhà được vinh danh tại cuộc thi 7 kỳ quan Colombia 2007.


Một trong 7 kỳ quan của Colombia nhìn từ phía bên ngoài.

8. Nhà hát Opera Sydney, Sydney, Úc

Nhà hát Opera Sydney rất tráng lệ, mang kiến trúc độc đáo hình con thuyền với những cánh buồm no gió đang vươn mình ra biển khơi không chỉ là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng đầy mạnh mẽ của thế giới hiện đại, mà còn là niềm tự hào của người dân Sydney nói riêng và đất nước Australia nói chung. Chắc chắn không một du khách nào đến với xứ sở kangaroo lại bỏ qua địa danh nổi tiếng này.


Biểu tượng của nước Úc đã quá nổi tiếng với thế giới.

Nhà hát hình cánh buồm luôn là biểu tượng của Úc. Không chỉ nổi tiếng với vẻ về ngoài mà nội thất bên trong nhà hát cũng rất ấn tượng. Kiến trúc sư Jørn Utzon thấy mừng vì tới nay mọi người vẫn yêu mến công trình này tới vậy.

Rate this post
[bvlq] [bvlq_danh_muc]

Block "bai-viet-moi" not found