4 lưu ý quan trọng khi thiết kế âm thanh cho hội trường


1. Chú ý tới kích thước của hội trường

Hội trường quá nhỏ, hẹp sẽ không thể nghe được những âm thanh tần số quá thấp cho dù thiết bị vẫn phát dải tần số đó. Khi thiết kế âm thanh cho hội trường nên chú ý đến không gian có thể sử dụng để bố trí các thiết bị âm thanh có đủ khả năng khuếch tán đến các vị trí khác nhau của hội trường. Tránh tình trạng, không gian hẹp mà âm thanh lớn dẫn tới sức chịu âm kém. Hội trường quá rộng nhưng âm thanh không bao phủ được hết sẽ không đem lại hiệu quả cho công việc.

2. Dùng vải cách âm tốt

Vải có tác dụng hút 70% âm bổng (treble) và phản hồi gần 100% âm trầm (bass). Âm thanh trong phòng kín được tạo từ âm thanh trực tiếp và âm thanh phản hồi, âm thanh trực tiếp được phát ra gần với loa còn âm thanh phản hồi sẽ vang xa. Khi sử dụng vải làm thiết bị cách âm, âm thanh phản hồi sẽ bị hấp thụ, giúp bạn nghe âm thanh mượt mà hơn. Tại các phòng chiếu phim, hội trường lớn, người ta thường sử dụng vải nhung làm thiết bị cách âm. Do đó, tối kỵ treo quá nhiều tranh ảnh, các vật liệu cứng trong hội trường vì chúng sẽ làm bạn có cảm giác âm thanh không được trung thực (có nhiều tạp âm).

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế âm thanh cho hội trường

3. Đặt loa ở vị trí hợp lí

Một phòng nghe tiêu chuẩn có kích thước từ 18m2 trở lên, với diện tích này mới đủ để đặt các loa cách nhau ít nhất từ 3m, và cách người ngồi khoảng 3,5 m và cách tường 0,8 m. Việc bố trí chỗ đặt loa còn phụ thuộc vào kiểu dáng thùng loa. Với những trần nhà cao quá 3m, nên sử dụng loại loa tháp. Với phòng nghe nhạc, ta không nên thiết kế trần nhà dạng vòm, vì như vậy sẽ tạo nên tiếng dội không mong muốn (hiệu ứng echo). Với những trần nhà quá cao nên sử dụng loa tháp. Năm nguyên tắc sau giúp bạn xác định được vị trí đặt loa một cách thích hợp:

  • Đặt cách xa tường và sàn để tránh tiếng dội của âm trầm (bass).
  • Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp. Thông thường hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý.
  • Đặt loa hướng về phía người nghe.
  • Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe.
  • Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.

Xem thêm:

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế âm thanh cho hội trường

4. Bài trí nội thất tiêu âm

Trong một không gian hội trường, thường xảy ra hiện tượng phản xạ sóng âm (tạo tiếng vang). Sóng phản xạ này thường sai pha do sóng tới phát ra từ loa tạo nên cộng hưởng âm hoặc triệt tiêu âm ở các vị trí các nhau trong phòng khiến âm thanh không còn trung thực. Cách tốt nhất để triệt tiêu hiện tượng này là… đập hết tường. Nhưng tất nhiên ít ai làm như vậy, giải pháp là bài trí các vật liệu tiêu tán âm phổ biến như thảm, xốp đệm, khung gỗ. Người ta đặc biệt chú ý đặt vật hút âm ở những góc của phòng nghe, vì sóng âm đi đến những khu vực này thường tạo thành những phản xạ âm học rất phức tạp. Cách khắc phục đơn giản, phổ biến là dựng những cột vải tròn ở những góc này. Tối ưu hơn cả là bạn nên chọn những tấm vách tiêu âm cho không gian hội trường được như ý muốn.

Với những lưu ý này, âm thanh hội trường sẽ trở nên trung thực và phù hợp với đối tai hơn rất nhiều.

Rate this post
[bvlq] [bvlq_danh_muc]

Block "bai-viet-moi" not found