Tiêu âm là biến âm thanh ù ù trong một phòng nghe trở nên rõ ràng và chắc chắn, làm biến mất những âm thanh dội lại, tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn cho căn phòng.
Một số lỗi tiêu âm thường gặp
+ Vì muốn để cho bề ngoài đẹp nên các thiết kế đã đặt vật liệu hút âm đằng sau tấm tường hoặc tấm thạch cao, như thế thì vật liệu hút âm gần như vô tác dụng. Bởi vì điều kiện đầu tiên để hút âm là sóng âm phải đi vào trong vật liệu, mà kết cấu kể trên thì chỉ khiến sóng âm dội vào bề mặt tường và phản xạ trả lại, không có cách nào đi đến bên trong vật liệu hút âm.
Tham khảo thêm: Bí quyết bố trí hệ thống âm thanh, ánh sáng cho hội trường
+ Ngoài ra, sai sót còn xảy ra trong quá trình thi công, người nhân công dùng những phương pháp thi công sai, phá hỏng hiệu quả hút âm, như phun sơn hoặc sơn xì lên bề mặt vật liệu hút âm đa lỗ với mục đích làm đẹp và tránh bụi bẩn bám trên bề mặt hay lúc thi công lấy keo dính phết lên bề mặt vải sợi thủy tinh, vải không dệt để dán chặt vào gỗ tiêu âm… Cách làm này phá hỏng tính năng thông âm do âm thanh không thể tiếp xúc với vật liệu hút âm.
Cách khắc phục
+ Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng tiêu âm thì khi thiết kế nên dùng vật liệu rắn ở đằng trước tương đối mỏng hoặc các loại gỗ chuyên dụng, và khoảng cách bề rộng từ tường tới bề mặt hoàn thiện rộng. Lúc này vật liệu hút âm thanh đa lỗ chỉ có thể đạt được tính chất hỗ trợ hút âm, hiệu quả hút âm không thể sánh với việc vật liệu lộ trực tiếp ra ngoài.
+ Khi các công nhân làm việc cần đúng phương pháp là phết keo tại từng điểm của bề mặt vải sợi thủy tinh, vải không dệt, không được phết keo toàn bề mặt. Gỗ tiêu âm cũng cần được phun sơn sẵn từ trước, duy trì bề mặt thông âm…
Trên đây chỉ là những sai sót rất dễ xảy ra khi tiêu âm phòng họp, phòng hội trường cũng như một số công trình khác. Bạn nên tránh để có được khả năng tiêu âm tốt nhất.
Block "bai-viet-moi" not found