Những khái niệm giúp bạn hiểu hơn về nhà hát


Nhà hát là gì?

Không gian nhà hát là không gian dùng để biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật sân khấu với 2 thành phần chính là sân khấu và phòng khán giả. Ngay từ khi mới ra đời thiết kế nhà hát đã được làm theo cách bố trí không gian như thế này. 

Nhà hát cổ nhất Việt Nam là Duyệt Thị Đường được xây dựng năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng. Đây là nhà hát của hoàng cung, nơi dành cho vua và những người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ và trình diễn nghệ thuật chiêu đãi sứ thần các nước.nhà hát kịch Việt Nam, nhà hát tuồng Trung ương, nhà hát Tuổi Trẻ… Nếu một lần đặt chân đến các địa chỉ này bạn sẽ thấy về cấu tạo các khu vực của nhà hát tương đối giống nhau để đảm bảo: Chương trình thu hút người xem nhất và khán đài dễ theo dõi nhất.

Những khái niệm làm nên một nhà hát

Một nhà hát bao giờ cũng được làm nên từ những khái niệm dưới đây:

1. Phần sân khấu: là nơi trực tiếp hoặc gián tiếp dành cho biểu diễn gồm 2 thành phần là sân khấu và phần phục vụ cho sân khấu (hay còn gọi là cánh gà). Một sân khấu tốt phải đảm bảo đủ không gian để các tiết mục có thể diễn ra một cách dễ dàng. Sân khấu cần được trang trí hợp với chủ đề của buổi diễn. Tùy theo mức đầu tư và những chương trình khác nhau mà quy mô của sân khấu được phân loại theo các cỡ như:

Có thể bạn quan tâm: 

khái niệm giúp bạn hiểu hơn về nhà hát

– Nhà hát cỡ 1: diện tích sàn trên 100 met vuông

– Nhà hát cỡ 2: diện tích sàn 60-100 met vuông.

– Nhà hát cỡ 3: diện tích sàn dưới 60 met vuông.

Chương trình càng lớn với sân khấu rộng thường có sức ảnh hưởng khi tổ chức những sự kiện văn hóa văn nghệ lớn.

2. Phòng khán giả: Đây là nơi phục vụ công chúng người ngồi trên những hàng ghế hội trường đồng bộ để xem biểu diễn bao gồm phòng khán giả và không gian phục vụ khán giả xung quanh. Mỗi nhà hát khác nhau được bố trí với lượng chỗ ngồi riêng. Ví dụ:

– Nhà hát ngoại hạng: trên 1500 chỗ

– Nhà hát hạng A: 1200-1500 chỗ

– Nhà hát hạng B: 800-1200 chỗ

– Nhà hát hạng C: 400-800 chỗ

– Nhà hát hạng D: 250-400 chỗ

– Nhà hát hạng E: dưới 250 chỗ

giúp bạn hiểu hơn về nhà hát

Chất lượng và tầm vóc của một nhà hát nào đó thường được đánh giá dựa trên quy mô và số lượng ghế hội trường trong phòng khán giả. Bạn đọc quan tâm hãy cùng tham khảo những mẫu ghế rạp hát của chúng tôi chắc chắn bạn sẽ có nhưng trải nghiệm thú vị bề dòng sản phẩm mới này.

3. Sàn diễn: Đây là diện tích trên sàn sân khấu dùng để biểu diễn nghệ thuật dành cho khán giả và thường được trang trí nội thất bắt mắt kèm theo như: phông nền, đạo cụ… Sàn diễn này càng được chú ý trang trí thì càng thu hút tầm nhìn của người xem.

4. Các không gian phụ trợ cho sàn diễn: Khái niệm này bao gồm tiền đài, hố nhạc, sân khấu phụ, gầm sân khấu (nếu có)…. Bộ phận này sẽ nằm ngay liền kề hoặc nằm trong khu vực sân khấu trực tiếp biểu diễn để hỗ trợ tối đa cho tiết mục văn nghệ trên sân khấu chính. 

5. Tiền đài là phần diện tích của sản diễn mở rộng về khán giả mà chúng ta thường thấy nhất là trong biểu diễn thời trang sàn catwalk đó. Các nhà hát có phần tiền đài sẽ giúp nghệ sỹ hay người biểu diễn dễ giao lưu với khán giả hơn.

6. Hố nhạc là phần không gian nằm giữa sân khấu và khán giả để người biểu diễn có thể bước xuống. Thiết kế hố nhạc càng phá cách và tiện dụng khi di chuyển càng được đánh giá cao.

Đây là những phần quan trọng của một nhà hát. Nếu bạn muốn thiết kế nhà hát hiện đại thì đừng bỏ qua những phần chủ chốt này nhé!

Rate this post
[bvlq] [bvlq_danh_muc]

Block "bai-viet-moi" not found