Tuy nhiên với từng khu vực khác nhau của hội trường (như vách, trần, sàn) lại có một yêu cầu khác nhau về độ hút âm, do đó cần lựa chọn vật liệu tiêu âm và cách bố trí khác nhau cho từng vị trí.
Với trần hội trường
Với phần trần hội trường nên chọn chất liệu tiêu âm là ốp trần thạch cao bởi điều này sẽ có lợi nhất cho sự phân bố đều năng lượng âm phản xạ tới các chỗ ngồi khán giả, nhất là các dãy ghế cuối khán phòng. Các tia phản xạ đến chỗ ngồi khán giả được rút ngắn có tác dụng tăng cường mức âm, làm tăng độ rõ.
Thêm nữa xét về việc thi công, tạo hình thì thạch cao được đánh giá là vật liệu có độ dẻo nên rất dễ thi công và tạo hình. Sự tăng dần chiều sâu của song trần về phía tường sau nhằm tạo độ nghiêng lớn dần cho các âm tần số cao phản xạ tới các thính giả ngồi ở cuối phòng.
Tường bên hội trường
Để đạt hiệu quả tiêu âm và khuếch đại âm thanh được tốt nhất, bạn nên bố trí tường phân chia chu kì (bề mặt gấp khúc). Những mặt nghiêng đối diện với nguồn âm cần xử lý với vật liệu hút âm 100%, ví dụ bố trí tấm sợi khoáng để không cho các âm thanh phản xạ trở lại. Ngoài ra có thể lựa chọn các vật liệu tiêu âm khác như xốp XPS, mút xốp gai, mút xốp trứng tiêu âm… với phương pháp thi công nhiều lớp.
Những mặt nghiêng đối diện với khán giả xử lý với vật liệu phản âm để tận dụng năng lượng phản âm bậc 1 cho các dãy ghế cuối phòng, nâng cao độ rõ.
Một vật liệu nữa có khả năng trường âm khuếch tán cao là gỗ công nghiệp dán bề mặt Veneer.
Tường hậu hội trường
Âm thanh phản xạ liên tục từ trần, tường sau (hoặc tường lan can ban công) có thể trở về các thính giả phía trước với thời gian trễ lớn gây ra tiếng dội khó chịu. Để khắc phục hiện tượng này có thể sử dụng vật liệu hút âm mạnh (bông khoáng, mút trứng, mút gai…) bố trí trên tường sau và lan can ban công phòng thính giả.
Sàn hội trường
Đối với sàn hội trường cũng cần phải lưu ý tiêu âm. Thảm trải là chất liệu hút âm rất tốt cho cả hai chiều qua lại. Trong trường hợp sử dụng sàn gỗ, cần lưu ý gắn thêm lớp lót đàn hồi như sợi, cao su, PVC… dưới lớp gỗ.
Rõ ràng, một buổi diễn thuyết hay một buổi biểu diễn sẽ không thể thành công nếu bị ảnh hưởng từ những tiếng ồn từ môi trường bên ngoài. Do đó kỹ thuật tiêu âm hội trường hay thính phòng là một trong những kĩ thuật khó nhất của xử lý âm thanh. Kinh nghiệm là yếu tố quyết định, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia khi bạn muốn bắt tay xây nên một hội trường. Suy cho cùng, cách âm, tiêu âm, hay tạo phản xạ trường âm đều là những cách để giúp những chương trình của bạn diễn ra nơi hội trường đó thu về thành công rực rỡ.
Với mỗi loại hội trường khác nhau sẽ có những kỹ thuật đi kèm khác nhau, điều này bạn có thể xem tại: Thiết kế nội thất cho từng loại hội trường.
Block "bai-viet-moi" not found