Để làm tốt được điều này, trước tiên bạn nên tìm hiểu sơ lược về các hiện trạng cụ thể của phòng như nội thất hội trường đang có, hệ thống phụ của hội trường đang sử dụng… Sau đó, phân tích và đưa ra những phương án lựa chọn chi tiết.
Nên chú ý các đặc điểm sau:
– Xác định không gian, diện tích khán phòng muốn chiếu? Màn hình cần chiếu có kích cỡ là bao nhiêu inch? Lượng ánh sáng trong phòng ít hay nhiều? Kết nối với máy chiếu không dây (sử dụng WiFi) hay kết nối có dây?
– Ví dụ: Một không gian nội thất hội trường là 150m2, 15m chiều dài và 10m chiều rộng, có nhiều ánh sáng từ hệ thống bóng đèn, ít ánh sáng tự nhiên. Trong trường hợp này bạn nên chọn màn chiếu từ 150 inch đến 200 inch và Model máy chiếu có cường độ sáng cao từ: 5000 – 6000 ansi lumens trở lên.
+ Đối với màn chiếu từ 150 inch thì cần máy chiếu có độ phân giải WXGA (1280×800) trở lên nếu được Full HD là tốt nhất.
+ Model máy chiếu có thông số phù hợp trong trường hợp này là máy có cường độ sáng từ 5000 – 6000 ansi lumens độ phân giải WXGA (1024×768) trở lên độ tương phản 10,000:1 hoặc cao hơn càng tốt.
(Lưu ý: Những suy tính và kết luận trên đều được suy ra từ các kinh nghiệm thực thế và sự phù hợp của thiết bị với không gian. Việc tính toán và đưa ra các thông số trên không có 1 công thức tính cụ thể nào.)
Bạn có thể tham khảo thêm Chú ý khi thiết kế nội thất hội trường để có được một phòng hội trường hoàn chỉnh đạt yêu cầu.
Và chọn máy chiếu theo các thông số cơ bản:
Cường độ ánh sáng
Các loại máy chiếu dành cho phòng họp, hội nghị có quy mô vừa phải, thông thường có cường độ ánh sáng từ: 3,300 ansi lumens trở lên. Đối với một không gian rộng lớn như hội trường, lượng ánh sáng đòi hỏi phải cao hơn, cường độ tối thiểu là: 5000 ansi Lumens, và có thể trên mức này.
Có một lưu ý nhỏ là cường độ ánh sáng của máy chiếu được quyết định bởi công suất của bóng đèn trong máy chiếu. Nếu muốn tăng độ sáng cho những không gian hội trường có sức chứa ngàn người thì nên sử dụng máy chiếu chuyên dụng thường sử dụng đồng thời từ 2 bóng đèn đến 6 bóng đèn trên một máy, thay vì 1 bóng.
Ngoài ra để điều chỉnh độ sáng trong phòng bạn có thể sử dụng các loại vách ngăn di động như vách ngăn veneer, vách ngăn melamine, vách ngăn nhôm kính…
Độ phân giải
Có thể nhiều người không biết đến độ phân giải của máy chiếu, cho nên khi lựa chọn thường bỏ qua thông số này dẫn tới hình ảnh chi tiết bị mờ, hoặc mức độ hiển thị chỉ đủ sáng cho những đại biểu ngồi hàng ghế đầu.
Độ phân giải của máy chiếu thường được gọi là Pixcel hay số điểm ảnh hiển thị trên màn hình. Với các chỉ số pixcel càng lớn thì hình ảnh hiển thị càng chi tiết.
Ví dụ:
Độ phân giải XGA: 1024 x 768 = 786,432 điểm ảnh
Độ phân giải HD: 1280 x 720 = 921,600 điểm ảnh
Độ phân giải WXGA: 1280 x 800 = 1,024,000 điểm ảnh
Độ phân giải UXGA: 1600 x 1200 = 1,920,000 điểm ảnh
Độ phân giải Full HD: 1920 x 1080 = 2,073,600 điểm ảnh
(Trong đó: XGA, HD, WXGA, UXGA, Full HD là các chuẩn cho độ phân giải của máy tính được quy định bởi Hiệp hội điện tử (VESA))
Độ tương phản
Độ phương phản quyết định tính chất của hình ảnh, hình ảnh có bị vỡ hoặc sắc nét hay không là dựa vào yếu tố này.
Trong không gian hội trường lớn, nếu độ tương phản của máy chiếu thấp sẽ dẫn tới tình trạng những người ngồi cách xa màn hình khi nhìn sẽ bị mờ. Là do tỷ lệ giữa điểm sáng nhất và tối nhất không đồng đều, nên tạo ra tỷ lệ tương phản càng cao càng tốt.
Khả năng kết nối
Máy chiếu vốn có nhiều định dạng cổng để kết nối để tương thích với các thiết bị từ: PC, Laptop, điện thoại di động… Ngoài ra, hiện nay còn có một số loại máy cao cấp có khả năng kết nối không dây (WiFi) với các thiết bị di động như: Smartphone, laptop… những thiết bị có khả năng bắt WiFi.
Block "bai-viet-moi" not found