Trong một hội trường lớn âm thanh được xem như mộ yếu tố quan trọng nhất, dù với mục đích sử dụng như thế nào. Hệ thống sắp đặt các bộ loa âm trần cũng nên tọa tại các vị trí trung tâm, chỗ đông người, trong một hội trường nếu có diện tích rộng thì nên đặt nhiều loa âm trần để đảm bảo lượng âm thanh phát ra đồng đều.
Bạn tham khảo thêm về một mẫu loa âm trần hội trường tại đây: Loa âm trần Đức Khang PC-646R – TOA
Tùy vào chiều cao từ mặt sàn hội trường cho đến trần nhà để có những lựa chọn và sắp đặt loa phù hợp. Với những trần nhà hội trường quá cao thì bạn nên sử dụng loa tháp, loại này thường có nhiều tầng, phóng âm thanh nhanh, mức lan tỏa tốt hơn so với những loại loa thông thường nếu dùng cho trần nhà cao.
Những nguyên tắc sau giúp bạn xác định được vị trí đặt loa một cách thích hợp:
– Nên đặt loa về hướng người nghe, điều này là quan trọng nhất. Người ngồi trong hội trường, nhưng lại quay hướng loa ra phía ngoài cửa sổ hoặc chệch hướng người nghe sẽ khiến cho âm thanh bị loãng, nhỏ, thậm chí là không nghe thấy.
– Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe. Tức là bạn có thể đặt loa bằng với chiều cao trung bình tính đến tai của người nghe để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất, và cũng không nên đặt loa lên trần nhà.
– Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể sử dụng vách tiêu âm hoặc đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại. Điều này giúp âm thanh khi nan truyền trong và sắc âm hơn, sẽ không bị nhiễu âm, hay nhại lại.
– Cần phải hiểu rõ hệ thống âm thanh đặt ở đâu? Tức là đặt tại không gian hội trương nào? Diện tích là bao nhiêu? Vị trí đặt có khoảng cách trung bình, tối thiểu là mất m… Nếu diện tích hội trường lớn, loa âm trần phải có công suất và tần số lớn thì mới đáp ứng được cho không gian rộng, đảm bảo rằng người ở xa vấn nghe rõ ràng những âm thanh được phát ra.
Chú ý: Trong khi bình thường hệ thống sẽ phát nhạc nền dùng cho việc giải trí tại các khu vực yêu cầu hoặc dùng để thông báo cho các vị trí cần thiết của tòa nhà hay khu vực hội trường. Khi có tín hiệu báo cháy đưa vào hệ thống thì hệ thống phát ra những tin báo động khẩn cấp đã được lưu trước đó đến tất cả các khu vực của tòa nhà hoặc một khu vực mặc định được cài đặt trước đó.
Một điều đáng quan tâm nữa là không gian thường sẽ có lẫn những tạp âm, vậy nên loa cần phải đạt một số những tiêu chuẩn nhất định để lọc âm, và chống tạp âm. Một hệ thống âm thanh hội trường thường có chín thành phần sau:
– Trung tâm điều khiển: Giúp người điều hành có thể tùy chỉnh tất cả các chế độ loa.
– Vùng mở rộng: Cho những không gian được cơi nới thêm.
– Bộ tăng công suất: Tăng cường độ làm việc của loa.
– Bộ sạc bình và lưu trữ nguồn: Để phòng khi mất điện.
– Bàn gọi vùng: Nơi đăng ký thông báo, lời giới thiệu, mặc định.
– Micro không dây thông báo khẩn: Dùng trong trường hợp cấp bách.
– Loa âm trần 6W : Được lắp dọc theo hành lang, và khu vực văn phòng, hành lang của tòa nhà.Dùng phát nhạc nền và các tin thông báo đến các khu vực trong hệ thống.
– Loa nén 15W : được lắp tại các khu vực có tiếng ồn cao như nhà xưởng,khu vực công cộng,bãi xe…
Block "bai-viet-moi" not found