Phần trần thạch cao thường được thiết kế theo hình khối cứng cáp, hiện đại kết hợp với hệ thống chiếu sáng đèn âm, đèn chùm… tạo ấn tượng, làm tăng tính thẩm mỹ cho hội trường. Cách làm trần thạch cao hiệu quả nhất cho hội trường:
Đối với hệ khung trần nổi
Trần nổi là một bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện. Nếu muốn thi công trần nhanh, hiệu quả, tiết kiệm chi phí bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia lade, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần. Bước này đặc biệt quan trọng, nếu bạn không thể cân đối được mặt phẳng thì sẽ rất khó để đảm bảo tính thẩm mỹ, hơn nữa nó còn tạo ra các chỗ gồ ghề, lồi lõm.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy theo loại tường, vách… Đảm bảo độ vừa khít, tránh lộ bắt vít lộ ke.
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương trần thạch cao không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung. Bước này không nên bỏ qua bởi nó sẽ quyết định độ ăn khớp của nhiều phần.
Xem thêm Cách bố trí khoa học vật liệu tiêu âm cho hội trường mà bạn cần phải biết.
Đối với hệ khung trần chìm
Trần chìm hiểu theo cách hiểu đơn giản là trần được thiết kế chìm trên tường, không để lộ ra ngoài như trần nổi. Nó cũng là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm của trần hội trường sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.
Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước , đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần để đảm bảo độ chính xác.
Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke sắt, ticke nhựa hoặc đinh thép. Nếu là trần cứng bằng bê tông thì nên dùng khoan. Các loại cốt thép vôi vữa mềm hơn thì có thể dùng búa.
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.
Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty treo của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.
Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần.
Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các đầu vít phải chìm vào mặt tấm.
Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng.
Có thể bạn quan tâm: Những ứng dụng của thạch cao trong thiêt kế nội thất để biết về độ ứng dụng rộng rãi chất liệu này.
Một trong những ưu điểm vượt trội của trần chìm thạch cao cho hội trường là rất nhẹ và dễ sử dụng. Tổng cộng các phần chỉ bao gồm 1 hệ khung xương chịu lực bên trong, bề mặt phía ngoài có thể được bao phủ phủ bằng các loại vật liệu khác nhau như: thạch cao hoặc tấm chịu nước, sau đó được xử lý các đường ráp nối, sơn bả. Sản phẩm sau khi hoàn thiện trông giống như là đổ bê tông thật, tạo cảm giác chắc chắn và có tính thẩm mỹ cao.
Block "bai-viet-moi" not found