Trong thiết kế nội thất hội trường, loa là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng nhất của dàn âm thanh, với nhiệm vụ nhận tín hiệu từ ampli để chuyển thành sóng âm, phát ra cho người nghe. Tuy nhiên, vì vô ý hoặc chưa hiểu rõ về thiết bị này nên rất nhiều trường hợp gây ra cháy loa gây tổn thất về tài sản và sức khỏe con người. Trong bài viết này, Nội thất Đức Khang sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân mà bạn cần biết và có thể vận hành thiết bị một cách tốt nhất.
Micro hay bị hú khi sử dụng
Đây là trường hợp thường gặp nhất đối với những hệ thống âm thanh mà người chỉnh không thực sự “chuyên nghiệp”. Một tiếng hú ở loa treble trong 5 giây có thể hiểu rằng nó bằng khoảng 10 lần năng lượng phát ra của một tiếng xanh bạn đánh liên tiếp 0,5 giây 1 lần. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nó nên bốc mùi khét.
Khi để xảy ra tiếng hú, có nghĩa là loa của bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều loa càng dễ bị hư, cháy.
Hệ thống loa không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu của bạn
Mỗi mức công suất khác nhau của loa chỉ cho phép chúng phục vụ những nhu cầu nhất định. Bạn không thể ép hoặc cố gắng vượt quá sự cho phép đó. Hệ thống loa ngoài trời và trong nhà về cơ bản là giống nhau,nhưng vẫn khác nhau về bản chất.
Một cặp loa khoảng 100W cho những nhu cầu gia đình nhưng lại sử dụng ở ngoài trời phục vụ cho hàng trăm người là điều không thể. Sử dụng nó ở công suất cực đại và liên tục chắc chắn không phải là ý kiến hay. Hoặc bạn cố gắng sử dụng duy nhất 1 amply để “kéo” nhiều loa của mình thì không chỉ amply hỏng mà loa cũng có nguy cơ cháy.
Không phân biệt giữa loa trong nhà và loa ngoài trời
Hệ thống loa ngoài trời và trong nhà về cơ bản là giống nhau, nhưng vẫn khác nhau về bản chất. Bạn có 1 cặp loa bookself (loa dạng nhỏ, đặt trên giá cho các dàn âm thanh gia đình) nhưng bạn lại muốn sử dụng nó cho một buổi tiệc ngoài trời với bạn bè thì chắc chắn loa sẽ không thể đáp ứng được, và đây cũng sẽ là nguyên nhân cháy loa nếu bạn vẫn cố sử dụng.
Xem thêm cách chọn loa ngoài trời để có hệ thống âm thanh phù hợp nhất.
Đưa thiên nhiên vào phòng hội trường.
Bạn chia crossover không thích hợp
Bạn sử dụng crossover để có thể kiểm soát âm thanh của bộ dàn tốt hơn, nhưng lại không biết cách chỉnh hợp lý cũng là nguyên nhân gây hại cho loa. Bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa khi bạn muốn chia crossover. Tần số treble, mid quá thấp hoặc ampli phải tải loa treble quá lớn sẽ ảnh hưởng đến loa, lâu dài sẽ gây hư hỏng, cháy loa.
Tín hiệu trên Mixer và các bộ Effect, Equalizer bị quá tải trước khi xuống Power
Bạn cần phải chỉnh Gain lại. Cái này liên quan nhiều đến chất lượng âm thanh, nên các bạn hết sức lưu ý không để khâu nào bị clipping (peak hoặc overload), những chữ báo hiệu này thường nằm cạnh đèn màu đỏ. Và bởi nhiều power trước đây không báo tín quá tải tín hiệu đầu vào, việc này gây khó khăn cho người sử dụng vậy nên nếu bạn cảm thấy quá phiền phức, thì bạn cũng có thể vặn volume của power là maximum. Một số power có nút gạt để điều chỉnh độ nhạy đầu vào chức năng này cũng giúp ích được rất nhiều.
Sử dụng EQ quá mức
Với những người thực sự hiểu và biết sử dụng thì Equalizer được sử dụng để tăng hiệu quả âm thanh cho dàn nhạc của bạn. Còn với nhiều người không biết thường chỉnh sao cho giống số đông, cho tất cả các cần gạt thành hình chữ V, vừa đẹp vừa dễ nhưng đó không phải là một điều tốt cho loa. Equalizer có chức năng cắt những gì dư, chứ không phải để tăng những gì thiếu như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ví dụ nếu bạn muốn nghe tiếng treble nhiều hơn thì hãy giảm bass đi và ngược lại. Như vậy thì mới có thể tăng “tuổi thọ” cho loa được.
Thiếu Headroom
Đây là hiện tượng không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết. Nếu để ý kỹ thì những người bán âm thanh kinh nghiệm thường sẽ tư vấn cho bạn ampli có công suất sao cho đủ cho loa và vẫn dư ra một lượng, khoảng 20%. Lí do là để dự trữ khi bạn sử dụng thêm các loại nhạc cụ, thiết bị thêm vào hệ thống mà vẫn có thể đảm bảo hoạt động tốt nhất. Nhưng người dùng thì không phải ai cũng biết điều này, mà thường phối ghép vừa đủ hoặc thiếu 1 chút cho tiết kiệm. Chính vì thế ampli lẫn loa của bạn luôn quá tải khi sử dụng.
Chia sẻ: Xem thêm các mẫu thảm văn phòng được thiết kế tinh tế, kiểu dáng hiện đại để có thêm các lựa chọn cho nội thất văn phòng của bạn nhé.
Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác
Compressor và Limiter là những thiết bị được sản xuất với chức năng bảo vệ loa trong dàn âm thanh của bạn. Nghe có vẻ vô lý nhỉ? Com/Limiters dùng để bảo vệ loa cơ mà? Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, vậy nên nếu bạn sử dụng không đúng chức năng thì nó sẽ khiến loa của bạn bị hỏng.
Để tiếng nổ lớn xảy ra đột ngột
Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc vận hành của hệ thống là khi mở thì mở từ trên xuống dưới. Còn khi tắt thì tắt từ dưới lên trên. Có nghĩa khi mở, bạn hãy mở ampli cuối cùng. Còn khi tắt, bạn hãy tắt ampli đầu tiên. Các bạn đặc biệt phải tránh tình trạng rút giắc, chạm dây, rớt mic… gây ra tiếng động lớn trong khi hệ thống âm thanh đang hoạt động.
Tiếp tục sử dụng loa khi loa đang gặp tổn thương
Đó là những trường hợp mình đã đề cập sơ qua ở trên. Dàn âm thanh phát ra những tiếng động lạ, rè hoặc những tiếng nổ nhưng lại bỏ qua, cứ tiếp tục sử dụng. Lúc này thì nên ngừng lại và kiểm tra xem nguyên nhân là gì, khắc phục rồi hãy tiếp tục để đảm bảo tuổi thọ của loa.
Chúng ta thường quen sử dụng loa một cách “thoải mái”, không chú trọng đến thông số của thiết bị trong quá trình vận hành âm thanh, thậm chí khi xuất hiện những âm thanh lạ cũng không biết cách khắc phục. Sự xuất hiện của những tiếng hú, tiếng rít chói tai chính là lúc loa đang “kêu cứu” với chủ sở hữu của nó đấy. Đây là lúc cần can thiệp đúng lúc để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc như cháy loa, hoặc tệ hơn là hư bộ dàn. Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ mục đích sử dụng, nhờ tới sự tư vấn của người bán hàng để chọn mua cho mình những sản phẩm loa phù hợp nhất cũng như cách vận hành, bảo quản loa trong quá trình sử dụng.
Block "bai-viet-moi" not found